Hiểu Rõ Đặc Điểm Tâm Lý Của Khách Du Lịch Việt Nam Để Kinh Doanh Tốt Hơn

Hiểu Rõ Đặc Điểm Tâm Lý Của Khách Du Lịch Việt Nam Để Kinh Doanh Tốt Hơn

Khách nội địa giờ là “cứu tinh” của ngành du lịch Việt. Việc tìm hiểu đặc điểm tâm lý thị trường khách Việt có ý nghĩa quan trọng đối với khách sạn, giúp đưa ra những sản phẩm dịch vụ tương ứng phù hợp để kích cầu, tạo lượt book phòng, tăng doanh thu. Hiểu được điều này, sau đây là một số tìm hiểu và tổng hợp lại chi tiết giúp bạn nắm rõ hơn.

🔰 Tâm lý khách du lịch:

Có thể hiểu đây chính là những cảm xúc và suy nghĩ riêng của mỗi người; họ cũng sẽ có lối sống, tính cách, thời gian biểu khác nhau, từ đó, hình thành nên sở thích và nhu cầu cần được phục vụ riêng. Mỗi đối tượng khách khác nhau sẽ có những đặc điểm tâm lý khác nhau. Việc hiểu rõ tâm lý của từng du khách (theo vùng miền, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, tôn giáo…) giúp khách sạn - cơ sở cung cấp dịch vụ dùng làm cơ sở thiết kế không gian, bày trí nội thất, setup đồ dùng phù hợp; đồng thời, cân nhắc tư vấn để đưa ra những gợi ý sản phẩm dịch vụ phù hợp nhằm chốt deal nhanh và hiệu quả hơn; ngoài ra, cũng giúp đưa ra phương án quản bá thích hợp, cung cấp dịch vụ chất lượng, tạo thiện cảm và tăng mức độ hài lòng lên mức tối đa, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

🔰 Đặc điểm tâm lý khách du lịch Việt Nam

Người châu Á nói chung đa phần đều sống trọng tình nghĩa, thích sự thoải mái trong một không gian sạch sẽ, kín đáo. Bên cạnh đó, họ cũng thiên về xu hướng đi du lịch cùng người thân, hội nhóm, muốn tiết kiệm chi phí nhưng hưởng nhiều lợi ích.

- Chi tiêu tiết kiệm và tính toán

- Ăn uống cầu kỳ, phức tạp, thích ngồi lâu

- Đời sống tình cảm vô cùng kín đáo.

- Tôn trọng lễ nghĩa, tín ngưỡng và chú trọng cao trong vân đề chào hỏi.

- Xưng hô thân mật, thích chào mời vồn vã.

Xét riêng thị trường khách Việt, mỗi đối tượng khách theo vùng miền, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, tôn giáo… sẽ có những đặc điểm tâm lý, cảm xúc, sở thích và nhu cầu được phục vụ riêng. Cụ thể:

✅ Khách miền Bắc:

- Chú ý nhiều đến hình thức, không gian khách sạn; mọi thứ cần phải chỉnh chu, lề lối, vì thế mà khi chọn dịch vụ họ cũng cân nhắc tính duy mĩ cao;

- Ăn nói nhẹ nhàng, ăn mặc kín đáo, chỉnh tề, suy nghĩ sâu xa, thường thể hiện mình qua lời nói; tuy nhiên, khi gặp vấn đề gì không hài lòng, họ thường không nói thẳng mà tỏ thái độ khó chịu cùng lời lẽ nghe thì lịch sự nhưng rất khó chịu;

- Thường đi du lịch vào dịp hè và các dịp lễ lớn, đợt nghỉ dài ngày như Tết Dương, Tết Âm, lễ 30/4, 1/5, 2/9…;

- Dùng chuyến du lịch để gắn kết tình cảm, họ có thiên hướng đi với người thân nhiều hơn các vùng, miền khác với 60% đi cùng gia đình - 30% đi cùng bạn bè;

- Có thói quen tự tổ chức tour riêng thay vì đi thông qua công ty du lịch;

- Thích chọn loại hình du lịch nghỉ dưỡng hơn thay vì tham quan;

>>> Chú ý khi phục vụ:

- Quan trọng hình thức, gồm không gian, nội thất, vật dụng và cả chất lượng phục vụ - thường đòi hỏi sự kỹ lưỡng và chi tiết, trọn vẹn và chỉn chu. Vì thế, khách sạn cần được chăm chút cẩn thận, cung cấp dịch vụ chất lượng cao, nội thất sang trọng, sạch sẽ, sắp xếp ngăn nắp;

- Tiền bạc sòng phẳng nên các khoản chi phí cần phải cụ thể, rõ ràng;

- Phần đa đều ăn mặn, món ăn được nấu cầu kỳ, đúng gia vị và khẩu vị đặc trưng…

✅ Khách miền Nam:

-Tính tình năng động, thoải mái, cởi mở, hào phóng và quảng giao hơn khách miền Bắc và miền Trung;

- Dễ kết thân, hòa nhập cộng đồng hơn; không sĩ diện, không trọng hình thức, thích sự tối giản;

- Khá dễ tính, bao dung, dễ bỏ qua những sai lầm không quá nghiêm trọng hay những sự cố ngoài mong muốn, bất đắc dĩ;

- Muốn tự tổ chức cho chuyến đi, nhất là khi đi du lịch với bạn bè;

- Chuộng sự hiện đại, mới mẻ; thích vui chơi giải trí và tận hưởng dịch vụ;

- Giá là yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn dịch vụ, tiếp đến là địa điểm, lời khuyên từ người quen, thông tin trên Internet…

- Thường thích ăn ngọt, món ăn nhiều màu sắc…

>>> Nhìn chung, khách miền Nam dễ phục vụ hơn khách 2 miền còn lại, ít xảy ra tranh cãi, ít bị phàn nàn hơn

✅ Khách miền Trung:

Nằm ở giữa 2 đầu đất nước nên tâm lý khách miền Trung vì thế mà có sự giao thoa, ảnh hưởng từ 2 vùng miền. Các tỉnh, thành càng tiếp giáp, mức độ ảnh hưởng càng nhiều và rõ nét. Nhìn chung, họ cũng:

- Tính tình hào phóng, thẳng thắng, bộc trực, nóng nảy nhưng rất mau nguội lạnh. Khi có điều gì không hài lòng họ thường nói ngay, nói thẳng, dù lời nói đôi khi rất khó nghe nhưng lại dễ bỏ qua và nguôi giận, không nhắc lại;

- Giỏi tính toán, xoay xở, chi li nên ít đi du lịch hơn, khi đi thì lựa chọn kỹ để chuyến đi thật ý nghĩa nhưng tiết kiệm, ưu tiên giá rẻ, nhiều ưu đãi, chất lượng tốt;

- Thường đi du lịch chủ yếu vào dịp hè và các dịp lễ đặc biệt được nghỉ dài ngày trong năm, tuy nhiên, sẽ ít khi đi với người thân hơn so với khách miền Bắc;

- Cũng có thói quen tự tổ chức tour đi riêng thay vì mua tour có sẵn; vì thế thường tự mua tour, đặt phòng, đặt dịch vụ online;

- Thích ăn cay nhiều hơn 2 miền còn lại…

[Những đặc điểm trên đây được tổng kết và chia sẻ dựa theo số đông khách du lịch Việt, chỉ dùng tham khảm, không mang hàm ý mỉa mai, phân biệt]

Ngoài ra, nhìn chung, đa phần khách du lịch hiện nay đều chuộng các sản phẩm thân thiện với môi trường; đặc biệt quan tâm vấn đề an toàn, an ninh và sức khỏe. Vì thế, các khách sạn hay cơ sở lưu trú cần lưu ý để đảm bảo cung cấp dịch vụ phù hợp và có chất lượng phục vụ tốt hơn.